Cờ tướng tinh hoa

Đọc sách Cờ tướng tinh hoa online

Giới thiệu sách

  1. Tác giả: Trần Minh Nhựt
  2. NXB Tổng Hợp Đồng Nai

LỜI NÓI ĐẦU

Cờ tướng là một trong những di sản văn hóa của dân tộc Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước láng giềng. Cho đến nay, môn thể thao này đã trở nên phổ biến và gắn bó với người dân Việt Nam. Nó không chỉ đơn thuần là một thú tiêu khiển mà còn góp phần phát huy trí tuệ, rèn luyện tư duy và nâng cao tầm nhìn nghệ thuật. Điểm cuốn hút ở cờ tướng chính là pha trộn một cách tinh tế những đặc điểm văn hóa, khoa học và nghệ thuật của phương Đông.

Nhằm tạo điều kiện tiếp cận môn thể thao hấp dẫn này, chúng tôi đã tổng hợp và đúc kết những kinh nghiệm thực chiến trong quá trình thi đấu, biên soạn thành quyển “Tinh hoa cờ tướng”. Sách được trình bày một cách hệ thống và khoa học với hình vẽ minh họa cụ thể, ngôn từ dễ hiểu, hạn chế sử dụng những từ Hán-Việt. Sách có nội dung lôi cuốn người đọc, giới thiệu đầy đủ các kĩ năng đi cờ cùng lối tư duy hiện đại.

Chúng tôi hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn mới học chơi cờ cũng như các kì thủ nắm vững được cách thi triển thế cờ, đồng thời nâng cao trình độ.

Trong quá trình biên soạn, do kiến thức có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót ngoài ý muốn, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả và các kì thủ.

NGƯỜI BIÊN SOẠN

LUẬN BÀN VỀ CỜ TƯỚNG

Cờ tướng và tính cách dân tộc.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà xã hội học Trung Quốc, nhiều ý kiến cho rằng cờ tướng phản ánh tính cách của một dân tộc. Ví dụ: các dân tộc dù thuộc phương Đông hay phương Tây cũng đều chú trọng đến lãnh thổ và thể chế quốc gia. Chính vì thế mà cả cờ tướng lẫn cờ vua đều đặt nặng vấn đề tồn vong của “Thống soái”, xem đó là tiêu chí quyết định thắng thua của ván cờ.

Điểm khác nhau chính là cờ vua có thêm quân hậu với pháp lực vô biên, có thể tả xung hữu đột, uy dũng vô song. Nó là quân cờ đứng đầu về địa vị, quyền lực và tài năng. Điều này thể hiện quan điểm về phụ nữ và quyền lực trong xã hội phương Tây.

Trong khi đó, cờ tướng nêu lên truyền thống “Chức quan càng cao càng bị hạn chế”. Quân tượng trong cỜ vua không chỉ là một Nho sĩ vây quanh hoàng đế mà còn là một dũng sĩ xông pha trận mạc. Mức tự do của mỗi một quân cờ và mức độ kịch liệt của ván cờ đều hơn hẳn cờ tướng Trung Quốc.

Về mặt ý nghĩa, nó tượng trưng cho tính phóng khoáng cởi mở của người phương Tây. Khác với cờ vua, cờ tướng có nét nho nhã, trang trọng và ung dung hơn. Do đó, một người nếu chỉ biết liều lĩnh xông xáo mà không thấu hiểu sự huyền bí của cái gọi là lấy nhu khắc cương, lấy lại làm tiến, lấy tinh chế động của triết học Trung Hoa thì đó chắc chắn không thể là một kì thủ cờ tướng giỏi.

Nếu như nói cờ tướng tiêu biểu cho tính truyền thống và triết lí lấy tinh chế động của dân tộc Trung Hoa, thì cờ vua mang ý nghĩa tôn trọng sự tranh đấu cá nhân. Vì vậy mà trong cờ vua, một quần tất nhỏ nhoi khi tiến đến đường biên giới của đối phương có thể tự do biến thành bất cứ con cờ uy quyền nào khác (ngoại trừ con vua).

So với quan điểm “Số trời định săn” về địa vị và quyền lực trong cờ tướng xem ra có phần ngoài sức tưởng tượng. Giới thiệu về các quân cờ tướng

Binh (tốt): Chỉ có thể tiến thẳng mà không hề biết rút lui, tuy dễ bị tấn công ở phần sân của mình nhưng một khi tiến đến lãnh thổ đối phương thì được xem như một “quân xe thứ ba”.

Pháo: Khiến đối phương bị tấn công bất ngờ, uy lực vô cùng. Nhưng nếu không có giá đỡ thì chẳng đáng sợ tí nào.

Xe: Là một quân cờ có thể tung hoành ngang dọc, địch thắng thiên binh vạn mã.

Mã: Bát diện uy phong lẫy lừng thiên hạ. Chỉ cần không có quân cờ đứng trước ngáng chân ngựa thì nó chính là một quả bom có sức tàn phá khôn lường.

Tượng: Cả đời chỉ được cày quanh “cái sân” hình chữ điền của mình, đứng trước biên giới chỉ có thể quay đầu ta thản hay nhìn sống ngậm hờn.

Sĩ: Là lão tướng được vua tin cậy, đồng thời cũng là chướng ngại vật cuối cùng. Tuy tận tâm tận lực cố thủ cửu cung nhưng đến giờ phút then chốt nó vẫn bị hi sinh để thế cuộc.

Tướng (soái): Là quân cờ có uy lực tối cao bất tử vì hễ khi bị vây hãm mà không lối thoát thì lập tức đưa tay đầu hàng.


MỤC LỤC

  1. LỜI NÓI ĐẦU
  2. LUẬN BÀN VỀ CỜ TƯỚNG
CHƯƠNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CỜ TƯỚNG 
  • 1. Lịch sử cờ tướng
  • 2. Nguyên lí nghệ thuật cờ tướng cơ bản
  • 3. Quân cờ và bàn cờ 
  • 4. Cách bày quân cờ và cách đi cơ bản
CHƯƠNG II. CÁCH GIẾT CƠ BẢN
  • 1. Giết tướng trực đối 
  • 2. Chốt cửa sắt 
  • 3. Xuyên tâm táo bạo 
  • 4. Mã hậu pháo 
  • 5. Lập xe mã 
  • 6. Mã bát giác 
  • 8. Mã câu cá
  • 9. Mã kéo máng
  • 10. Vậy tướng soái
  • 11. Song mã uống nước suối 
  • 12. Phá cung 
  • 13. Pháo thiên địa 
  • 14. Trọng pháo
  • 15. Xe pháo vây 2 ngả 
  • 16. Song xe giao hoán
  • 17. Khóa giết 
  • 18. Song tướng 
  • 19. Lật ngược thế cờ
  • 20, Xe, mã đánh nguội
CHƯƠNG III. TÀN CUỘC VÀ CÁC TRẬN THỨC THẮN THUA ĐIẾN HÌNH
  • 1. Giới hạn của tàn cuộc 
  • 2. Nước đi hụt và giết thẳng
  • 3. Định thức thắng cuộc và cờ hòa 
  • 4. Thắng theo lệ, thắng tài tình, thắng suýt soát và thắng ngẫu nhiên trong tàn cuộc
  • 5. Hòa theo lệ, hòa tài tình trong tàn cuộc
  • 6. Cờ đếm bước 
  • 7. Hòa tay trước, hòa tay sau
  • 8. Vài ví dụ về chiến thắng trong tàn cuộc thực tế 
  • 9. Vài ví dụ về cờ hòa trong tàn cuộc thực tế
  • 10. Định thức tàn, cuộc cơ bản 
CHƯƠNG IV. THƯỜNG THỨC BỐ TRẬN
  • 1. Kiến thức bố trận cơ bản
  • 2. Cách thức bố trận cơ bản
  • 3. Kĩ năng bố cục 
CHƯƠNG V. PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ
  • 1. Luyện tập cơ bản
  • 2. Đặc điểm của các giai đoạn
  • 3. Vận dụng chiến thuật thủ pháp trung cuộc

chưa hết…


Trích dẫn:
  • Đây là phần trích dẫn giới thiệu sách để giúp các bạn nghiên cứu và thảo luận. Xin hãy liên hệ email:  “cotuongthucdung@gmail.com” hoặc sđt “086 8689 863” (chỉ nhắn tin), để tìm hiểu thêm nếu bạn đã học hết phần trích dẫn này.
  • Bản quyền sách thuộc “Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Đồng Nai“.

☞ Xem thêm: Video học Tàn Cuộc Cờ Tướng trên Youtube

Bình luận!