Thi kỳ song tuyệt

Đọc sách Thi kỳ song tuyệt online

Giới thiệu sách

  1. Tác giả: Lê Kim Giao
  2. NXB Hội Nhà Văn

Lời nói đầu

* Từ một ý thơ hay, đi tìm thế cờ thích hợp
* Từ phút giải thế cờ chợt lại thấy hiện lên những tình ý sinh động của khúc thơ hay
* Cả thơ và Cờ hoà hợp với nhau trong niềm ham mê nghệ thuật tuyệt vời

A. NHỮNG THẾ CỜ

Chúng tôi chọn theo quan điểm phổ cập có nâng cao, không chọn các thế quá khó, quá phức tạp, cố gắng kết hợp giữa giải trí và nâng cao kỹ năng thực chiến tàn cục
Phần này, chúng tôi tin riêng hình vẽ mà chưa có lời giải, để các bạn có thể tự thử sức mình, hoặc dùng làm bài tập cho các lớp cờ…

B. NHỮNG LỜI GIẢI VÀ LỜI BÌNH:

Các lời giải đều được lấy từ các sách cờ có độ tin cậy cao, lại được sự góp ý của các HLV và các cao thủ bằng hữu…
Mỗi thế cờ, với tên gọi từ xa xưa thường đã mang trong đó một giá trị Văn Học, ví dụ: Rồng lửa Thăng Long, Pháo nổ Điện Biên, Bành vội cứu Quốc, Giang tả cầu hôn, Tuyết ủng Lam Quan…

Dựa vào chính những diễn tiến của thế cờ, hoặc nội dung hoặc hình thức của thế cờ, những giá trị đó gợi ý cho chúng ta sự liên tưởng và suy luận logic, thường là những tích cổ trong các truyện như Tây Du, Tam Quốc Chí, Phong Thần, Truyện Kiều, hoặc các tích Sử Việt Nam như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt,Trần Quang Khải, Quang Trung…

Hoặc những bài thơ Đường rất nổi tiếng của các tác giả Trung Quốc và Việt Nam như Trương Kế, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Hồ Xuân Hương… Đôi khi còn có sự liên tưởng đến các nghệ sĩ, các hoa khôi đương đại…

Nghĩa là một khoảng mênh mông cho sức tưởng tượng, cốt sao làm tăng thú vị khi thưởng thức Thế Cờ, dĩ nhiên sự liên tưởng đó cần một sự hưởng ứng từ người đọc, cùng nhập cuộc và cùng thưởng thức…

Khi xử lý các thông tin văn học này chúng tôi cố gắng đạt mức khá nhất có thể: độ chính xác, bản dịch sát, các số liệu đủ tin cậy và phong phú… Tuy nhiên do khả năng có hạn nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong Quý bạn đọc cảm thông, chỉ dẫn và góp ý cho để các tập tiếp theo được hoàn hảo hơn Chúng tôi vô cùng cảm tạ !

Hà Nội, ngày 14- 2- 2008
LÊ KIM GIAO

LỜI GIỚI THIỆU THỨ NHẤT

Nhà thơ Lê Kim Giao là một người rất yêu cờ.
Tập sách TRI KỲ SONG TUYỆT này có thể đáp ứng hai sở thích Cờ và Thơ đó.
Xin trân trọng giới thiệu tập sách với Quý Bạn Đọc.
Đặng Tất Thắng
Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký LIÊN ĐOÀN CỜ VIỆT NAM

LỜI GIỚI THIỆU THỨ HAI

Ở Việt Nam (và có lẽ cả Trung Quốc) từ xưa đến nay: Sách về Thơ rất nhiều Sách về Cờ rất nhiều Nhưng đã có quyển sách nào nói về cả hai điều này chưa?

Ta cũng chỉ thấy Cổ nhân nói câu CẤM KỲ THI HOA, mà quyển sách đạt được cả những điều ấy thì ở đâu?? | Tác giả tập sách này là một người sâu về THƠ, lại khá am tường về Cờ, về nhạc… Đó là cái Duyên may của tập sách.

Chưa thể nói điều gì lớn vì còn phải đợi sự phán xét của Thời gian, nhưng chí ít tôi cảm thấy vui mừng, vì sự cố gắng kết hợp giữa các giá trị văn hóa đó đã làm cho những người cả đời cống hiến cho TÌNH YÊU CỜ thấy giá trị của cờ được tôn vinh.

Xin chúc Tác giả và tác phẩm THI KỲ SONG TYỆT. Có được phần Vận mệnh cát tường.

Phạm Hoàng Dương Phó Chủ tịch LIÊN ĐOÀN CỜ VIỆT NAM Chủ tịch LIÊN ĐOÀN CỜ QUẢNG NINH

LỜI GIỚI THIỆU THỨ BA

“Chất lượng đa số các thế cờ trong tập này là lạ, là hay. Lời giải đáng tin cậy. Về Thơ của Lê Kim Giao và Lời Văn Bình như thơ của Anh: Tôi thích.
Rất mong tập sách độc đáo này sẽ được độc giả đón nhận…”

Danh kỳ Nguyễn Tấn Thọ Hà Nội ngày 10-10- 2008


MỤC LỤC

  • Lời nói đầu 
  • Lời giới thiệu thứ nhất 
  • Lời giới thiệu thứ hai 
  • Lời giới thiệu của danh kỳ Nguyễn Tấn Thọ 
  • Lời nhận xét của một bạn đọc
  • Danh ngôn về Cờ 
  • Các tiêu chuẩn Quốc gia về Cờ
  • Cách ghi cờ 
  • Hội cờ Xuân 
  • Bài thơ bia đá Chùa Vua
  • Phần thứ nhất: các thế cờ (Hình vẽ, chưa giải)
  • Phần thứ hai: Lời giải và Bình Văn
A. CÁC THẾ CỜ CỔ
  • Số 1, HỒNG KỲ TRANH LỘ
  • Số 2. ĐẶNG THU THIÊN, Cây đu bay bổng- Bài thơ Đánh du của Hồ Xuân Hương
  • Số 3 TUYẾT ỦNG LAM QUAN – Thơ Hàn Dũ: Chí Lam quan thị điệt Hàn Tương
  • Số 4, KHƯU DẪN HÀNG LONG – Truyện Phong Thần
  • Số 5. DÃ MÃ THAO ĐIỀN -Ca khúc Hành khúc Người yêu Cờ
  • Số 6. KHÔNG CỐC LAN – Tích Hàn Tín
  • Số 7. THẤT TINH TỤ HỘI – chuyện 7 người hiền ở rừng trúc
  • Số 8. BÌNH ĐỊA NHẤT THANH LÔI – Lịch sử Pháo binh, máy bắn đá.
  • Số 9. CÔ VỤ TỀ PHI – Thơ Vương Bột: Đằng vương các tự
  • Số 10. TUYẾT DẠ PHỎNG HIỀN – Tam quốc chí (La Quán Trung 1330-..) – thơ Khổng Minh: Mưa tuyết qua cầu
  • Số 11. NHẬT NGUYỆT TÌNH KỲ- Thơ Nguyễn Hữu Cầu: Chim trong lồng (1751) Truyện ngắn Liên tài.
  • Số 12. BÍCH BA ĐÃNG CHỦ – thơ Lý Bạch: Tảo phát Bạch Đế thành
  • Số 13. ĐẠI NÁO THIÊN CUNG – truyện Tây Du Ngô Thừa Ân
  • SỐ 14. GIANG PHONG NGƯ HOẢ – thơ Trương Kế (Phong kiểu dạ bạc)
  • Số 15. LỄ HỘI TÌNH YÊU 14 – 2
  • Số 16. MUÔN DẶM HƯƠNG BAY Hương phiêu vạn lý – Thơ Lý Bạch Ca khúc Chiều xuân Valentine
  • Số 17. PHONG TÒNG ĐÔNG LAI – Gia Cát cầu gió đông
  • Số 18. XU N SẮC MÃN VIÊN – Thơ Diệp Thiệu Ông (Du tiểu viên bất trị) 
  • 19. LƯỠNG CÁ HOÀNG LY – Bài thơ Tuyệt cú của Đỗ Phủ Phần tham khảo: Bài thơ được nhiều người dịch.
  • Số 20. MỸ NHÂN QUYỀN CH U LIÊM – thơ Lý Bạch (Oán tình)
B. NHỮNG THẾ CỜ VỚI VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM
  • Số 1, CẦM HỐ HÀM TỬ QUAN – Thơ Trần Quang Khải.
  • Số 2. LÁ CỜ THÊU 6 CHỮ VÀNG – Tích Trần Quốc Toản
  • Số 3. LÊ LAI CỨU CHÚA
  • Số 4. RỒNG LỬA THĂNG LONG – thơ Hồ Xuân Hương
  • Số 5. NHƯ NGUYỆT HÙNG THI – Thơ Lý Thường Kiệt
  • Số 6. XẠ LẠC KIM Ô – Câu đối của Mạc Đĩnh Chi
  • Số 7. CỔ LOA BI TRÁNG SỬ 
  • Phụ lục: Giới thiệu Chung Trân và Trần Quới 
  • Trang tặng Nhà Trường 
  • Lời cuối sách 
  • Minh oan Làng Cờ 
  • Ảnh 
  • Lời cảm ơn các nhà tài trợ 
  • Giới thiệu Tập II 
  • Mục lục

chưa hết…


Trích dẫn:
  • Đây là phần trích dẫn giới thiệu sách để giúp các bạn nghiên cứu và thảo luận. Xin hãy liên hệ email:  “cotuongthucdung@gmail.com” hoặc sđt “086 8689 863” (chỉ nhắn tin), để tìm hiểu thêm nếu bạn đã học hết phần trích dẫn này.
  • Bản quyền sách thuộc “Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn“.

☞ Xem thêm: Video giải Cờ Thế trên Youtube

Bình luận!