Kỳ thú tượng kỳ bài cục phổ

Đọc sách kỳ thú tượng kỳ bài cục phổ cờ online

Giới thiệu sách: 

  1. Tác giả: Nhậm Vân Lý Canh
  2. Người dịch: Đặng Bình
  3. NXB Thể Dục Thể Thao

LỜI TÁC GIẢ

“Lão Tử nói: “Dĩ chính trị quốc, dĩ kỳ dụng binh” (lấy việc chính trị để trị quốc, lấy sự kỳ lạ để dụng binh). “Kỳ” và “thứ” có sự liên quan lẫn nhau, chỉ có “tân kỳ” (mới lạ), mới càng hứng thú.

Cuốn sách này suy nghĩ từ hai chữ “Kỳ thú”, cho nên cục cờ thế cần phải có sự tinh tế khéo léo, văn viết về cờ cần có sự mới lạ, tân kỳ. Cờ Tướng là một môn tổng hợp cả nghệ thuật, thể thao, khoa học, vốn đã có sức hấp dẫn rất lớn, mà cờ thế do con người sáng tạo ra, thì càng làm tăng thêm sự “kỳ thú” cho đông đảo mọi người.

Cục cờ thế “Kỳ thứ”, có cái đẹp của thế cờ tạo thành hình chữ hoặc chữ số, có cái khéo sau khi đánh xong tạo thành; có sự hứng thú của những nước liên tục chiếu tướng.

Cứ lấy cờ Tướng mà luận, lý thuyết của cờ thế mà cờ đấu thực tế là gần giống nhau, nhưng càng tinh tế sắc sảo hơn. Kỹ thuật cách “sát” của cờ thế, đều có thể sử dụng ở trong bán đấu thực chiến, những sự sắp xếp bố trí quân của cờ thế thì càng nguy hiểm căng thẳng hơn, không cho phép có một nước đi non hoặc kém, cho nên có thể lấy cờ thế làm “cục cờ trắc nghiệm” để rèn luyện sức cờ, thu được hiệu quả rất tốt.

Cho nên những danh thủ tiền bối đứng vào hàng Thái Sơn, Bắc Đẩu của làng cờ Tướng Trung Quốc như Tạ Hiệp Tốn, Bình Thuật Thánh 0.0…, đều là bắt tay vào nghiên cứu cờ tàn, cờ thế (cờ tàn nghệ thuật) mà đạt đến được tài nghệ “xuất thần nhập hóa”.

Cờ thế của cờ Tướng, là sự rèn luyện và thăng hoa của việc vận dụng lý luận cờ Tướng ở trên cơ sở cờ tàn, là sự sáng tạo xuất sắc dựa trên sách cờ cổ của “những người nông thôn”. Cho nên, “Trung Quốc tượng kỳ phổ” (sách cờ Tướng Trung Quốc) đã gọi cờ thế là “cờ tàn cao cấp”. Những cách “sát” đặc biệt cực kỳ xuất chúng xuất hiện ở trong cơ thể, là có thể lấy làm tài liệu tham khảo để vận dụng khi thi đấu thực chiến.

Cuốn sách này cố gắng kết hợp giữa tính chất kỳ thú và tính sáng tạo đặc sắc thành một thể thống nhất, cung cấp cho bạn đọc thưởng thức và nghiên cứu. Do trình độ của chúng tôi có hạn, khó tránh khỏi những chỗ sai sót, rất mong được bạn đọc phê bình chỉ giáo.


MỤC LỤC

Chương I: TRI THỨC VỀ CỜ THẾ 
  • 1. Thế nào là cờ thế
  • 2. Cờ thế có những loại hình nào
  • 3. Quá trình phát triển của cờ thế
Chương II: CỤC CỜ CÓ HÌNH CHỮ và cục cờ hình thế
  • Mục thứ 1: Cục cờ có hình chữ thường được tổ chức vào ngày nghỉ Lễ (gồm từ cục thứ 1 đến cục thứ 55)
  • Mục thứ 2: Cục cờ có hình chữ đơn (từ cục thứ 56 đến cục thứ 75)
  • Mục thứ 3: Cục cờ có hình chữ tổ hợp (từ cục thứ 76 đến cục thứ 113)
  • Mục thứ 4: Cục cờ được sắp xếp theo phiên chữ cái (chữ tiếng Anh) (từ cục thứ 114 đến cục thứ 138)
  • Mục thứ 5: Cục cờ theo hình thế (từ cục thứ 139 đến cục thứ 152)
Chương III: CỤC CƠ CÓ CÁCH “SÁT” ĐẶC BIỆT (Từ cục: thứ 153 đến cục thứ 2 (0)
  • Phụ lục Làm thế nào để đọc hiểu được sách cơ Tướng

chưa hết…..


Trích dẫn:
  • Đây là phần trích dẫn giới thiệu sách để giúp các bạn nghiên cứu và thảo luận. Xin hãy liên hệ email:  “cotuongthucdung@gmail.com” hoặc sđt “086 8689 863” (chỉ nhắn tin), để tìm hiểu thêm nếu bạn đã học hết phần trích dẫn này.
  • Bản quyền sách thuộc “Nhà Xuất Bản Thể dục thể thao“.

☞ Xem thêm: Video giải Cờ Thế trên Youtube

Bình luận!