Hỗn chiến kỳ kế

Đọc sách hỗn chiến kỳ kế – Đông A Sáng online

Giới thiệu sách

  1. Tác giả: Đông A Sáng
  2. NXB Đồng Nai

Các bạn yêu cờ thân mến!

Hân hạnh giới thiệu với bạn đọc một trong 36 kế tranh thiên hạ của các kỳ thủ, tranh hùng của các danh Tướng xưa được vận dụng vào nghệ thuật tượng kỳ. Các chước này có tên là “Hỗn chiến kê”, tức là kế làm hỗn loạn hoặc dùng trong lúc đối phương đang hỗn loạn. Tên thông thường là “Hỗn thủy ma ngư”, hoặc làm cho nước đục mò bắt cá.

Trong Kinh Dịch, quẻ Tùy, Tượng viết: “Trạch trung hữu lôi Tùy quân tử tướng muối nhập yến tức”; Tượng như nước trong chằm theo sấm mà động. Người quân tử theo tượng ấy, tùy thời mà hành động. Lúc động thì động, lúc tĩnh thì tĩnh; hoặc ngày động, đêm tĩnh. Nói chung, người sáng suốt là người biết dựa vào thiên thời, tạo thời cơ, nắm bắt thời cơ, tùy thời mà hành xử sẽ xoay chuyển được tình hình. Các nhà nghiên cứu cho rằng, mưu kế này bắt nguồn từ Kinh Dịch, là sách trị nước của các bậc đế vương.

Một nước đã loạn, gần như vô chủ, không còn phân biệt được chính – tà, thật – giả, quân tử – tiểu nhân, dễ bị nước khác thôn tính. Hỗn loạn là nguồn cội của diệt vong.
Trên chiến trường hỗn loạn, quân – tướng tạo tác, quân lệnh trễ tràng, đó là lúc tướng quân giải giáp quy hàng. Dòng quốc bị khuấy đục, cá không còn phương hướng, không có nơi vu ân, không biết chạy về chốn nào, ắt bị ngư ông tóm cổ.

HỖN CHIẾN KỲ KẾ

Trong phép đánh cờ cũng vậy, quân chiến đấu rối loạn hàng ngũ, quân phòng vệ bị chia cắt vây đánh, đương nhiên Tướng phải chết trong cảnh cùng đường.
Để thực hiện mưu kế này cần có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là làm cho địch hỗn loạn, làm cho đục nước. Gọi là “Giảo”: khuấy lên. Giai đoạn thứ hai là “Ma ngư mò bắt cá”. Giai đoạn nào cũng lấy chữ nhanh, chớp nhoang, làm kế sách. Làm hỗn loạn nhanh, bắt Tướng địch nhanh, như: “sấm nổ thì nước động”.

Tôn Tử binh pháp viết: “Địch nhược dĩ loạn, tiên kỳ binh thừa chi”. Địch yếu dễ hỗn loạn, hoặc hỗn loạn tất yếu. Chỉ còn việc thừa cơ đem kỳ binh tiến đánh.

Trong tượng kỳ làm cho đối phương hỗn loạn là đem kỳ binh đột kích vào điểm yếu, hoặc đem kỳ binh chia cắt quân phòng vệ làm cho địch suy yếu. Thông thường làm cho đối phương hỗn loạn là cắt đứt liên lạc đôi Tượng, vây bắt Tượng. Tượng là nửa bức tường che chắn cho Tướng. “Bán bích sơn hà” bức tường sụp đổ thì sơn hà ngả nghiêng, bàn cờ xáo động.
Khi địch hỗn loạn, thừa cơ tập trung lực lượng, vây hãm Tướng, dùng tuyệt chiêu, kỹ xảo buộc Tướng quy hàng.

Tất nhiên, trăm ngàn kết, tổng kết thành 36 kế, không kế nào dùng đơn độc mà thành công. Trong khi vận dụng phải tùy cơ ứng biến, tùy lúc động tĩnh. Các chiêu pháp linh hoạt, tấn công liên tiếp mới mong hạ được đối phương. Vì vậy, sách không chỉ giới thiệu tinh túy của kế hỗn chiến mà còn đề cập đến các mưu kế liên hoàn, bổ trợ khác như
“Điệu hổ ly sơn”: du hổ ra bìa rừng; “Thuận thủ thiên dương”: thuận tay bắt dê… Và giới thiệu các chiêu pháp, đòn thế, đánh bại Tướng đối phương.

Đế các bạn tiện theo dõi, nội dung cuốn sách này được chia ra làm 2 phần.

Các phần: Thủ đoạn hỗn chiến – Diệu thủ phá vệ – Điều quân khiến Tướng – Điều Tốt độ hà – Vây bắt quân thù, thiên về công. Các phần: Cư an tự nguy – Khống chế quân địch – Giải vây chiến trận – Chuyển nguy thành an, thiên về thế thủ.

Thực ra bất kỳ ván cờ nào trong công cũng có thủ, trong thủ đều có công. Khi đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật cờ tướng thì không công mà công, không thủ mà thủ, chiêu pháp hư hư thực thực, biến hóa, bất ngờ như trời quang sấm động, gió mưa kéo đến, như bể lặng sóng cồn… Đó là niềm vui trong nghệ thuật đánh cờ.

Mỗi phần đều có nhiều trích đoạn từ các ván cờ hay để minh hoạ mưu lược, chiêu pháp. Mỗi bước đi hay, dở đều có lời bình ý nhị, dí dỏm và giàu chất trí tuệ của các nhà nghiên cứu. | Mong rằng sẽ đem lại cho các bạn nhiều điều bổ ích về môn nghệ thuật Tượng Kỳ ngàn năm nay. Trong khi biên Soạn không tránh khỏi thiếu sót, mong được sự góp ý của đông đảo bạn yêu cờ.


MỤC LỤC

Lời nói đầu 
Cách ghi chép cờ tướng 
  • Phần I. Thủ đoạn hỗn chiến
  • Phần II. Cư an tự nguy
  • Phần III. Điều quân khiển Tướng 
  • Phần IV. Quận Tốt sang sông 
  • Phần V. Diệu Thủ phá vệ
  • Phần VI. Khống chế quân địch 
  • Phần VII. Vây bắt quân địch 
  • Phần VIII. Giải vây chiến trận 
  • Phần IX. Chuyển nguy thành an

chưa hết…..


Trích dẫn:
  • Đây là phần trích dẫn giới thiệu sách để giúp các bạn nghiên cứu và thảo luận. Xin hãy liên hệ email:  “cotuongthucdung@gmail.com” hoặc sđt “086 8689 863” (chỉ nhắn tin), để tìm hiểu thêm nếu bạn đã học hết phần trích dẫn này.
  • Bản quyền sách thuộc “Nhà Xuất Bản Đồng Nai“.

☞ Xem thêm: Video học Khai Cuộc Cờ Tướng trên Youtube

Bình luận!