Đọc sách Phản mai hoa phổ online
Giới thiệu sách
- Tác giả: Sưu Tầm
- NXB Sưu Tầm
Lời nói đầu
Phản Mai Hoa Phổ, tên sách này xem ra có vẻ lạ, gây tò mò cho người đọc. Tuy nhiên nó là một tác phẩm có thật và khá nổi tiếng trong làng cờ thế giới. Phản Mai Hoa Phổ do Ba Cát Nhân ở Giang Tô (Trung Quốc) biên soạn. Sau khi tác giả qua đời, một người đồng hương là Dư Kiếm Hồng đã đem quyển sách quý này in ra và phổ biến rộng rãi.
Nghe nói khi Ba Cát Nhân còn sống ông không có đối thủ. Vì vậy ông có danh hiệu là “Ba bất đầu”. Có một nhà sư tên là Tố Vạn Niên hâm mộ tiếng tăm đã đến cùng ông thi đấu suốt ba ngày đêm mà không phân thắng bại. Bình sinh, Ba Cát Nhân chơi cờ không câu lệ sách vở, không theo một lối nào nên có nhiều giai thoại thú vị về ông.
Phản Mai Hoa Phổ chỉ có 7 cục 25 biến. Đây là một quyển sách ngắn gọn, súc tích. Cuốn sách dù được viết cách đây hơn 90 năm nhưng vẫn được các kỳ thủ Trung Quốc đương đại đánh giá cao. Ở Việt Nam vẫn có nhiều kỳ thủ muốn tìm hiểu và nghiên cứu. Chúng tôi xin giới thiệu bản Phản Mai Hoa Phổ do Vũ Văn Kiên biên tập lại dưới đây.
Trong lịch sử khi Quất Trung Bí của Chu Tấn Trinh ra đời, đã có một thời gian dài người ta cho rằng Pháo đầu mạnh hơn Bình Phong Mã, Vương Tái Việt lại viết Mai Hoa Phố chứng minh Bình Phong Mã mạnh hơn Pháo đầu.
Ông viết Mai Hoa Phổ với nước đi C7.1 rất đắc ý dẫn Xe bên đi Tiên vào bẫy. Phải đến thời của Ba Cát Nhân, các cao thủ mới thấy khi bên đi hậu tiến Chốt 7 thì không nên tiến Xe bắt Mã. Ba Cát Nhân đưa ra nước cải tiến rất quan trọng.
Chính nhờ nước này mà bố trận của Vương Tái Việt bị đổ vỡ. Người ta đã tóm tắt tinh thần của Phản Mai Hoa bằng câu “Tiến Chốt đầu, tích cực tấn công!” Chúc các bạn thành công khi nghiên cứu tác phẩm độc đáo này!
chưa hết…
Trích dẫn:
- Đây là phần trích dẫn giới thiệu sách để giúp các bạn nghiên cứu và thảo luận. Xin hãy liên hệ email: “cotuongthucdung@gmail.com” hoặc sđt “086 8689 863” (chỉ nhắn tin), để tìm hiểu thêm nếu bạn đã học hết phần trích dẫn này.
- Bản quyền sách thuộc “Nhà Xuất Bản Sưu Tầm“.
☞ Xem thêm: Video học Khai Cuộc Cờ Tướng trên Youtube