Đọc sách Dụng mã trong cuộc cờ online
Giới thiệu sách
- Tác giả: Khánh Linh
- NXB Thời Đại
Lời nói đầu
Cờ Tướng, hay còn gọi là cờ Trung Quốc là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người phổ biến nhất thế giới cùng với cờ Vua, Cờ Tướng xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII, bắt nguồn từ Saturanga – một loại cờ CỔ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI. Saturaga phát triển sang phía Tây trở thành cờ Vua và sang phía Đông trở thành cờ Tướng ngày nay.
Cờ Tướng cố đại không có quân Pháo. Theo các nhà nghiên cứu thì quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường. Quân Pháo cũng là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ Tướng.
Trong bàn cờ Tướng, mỗi quân đều có vai trò và các thế mạnh riêng được thể hiện qua đặc trưng các nước đi để tạo thế cờ. Quân Tướng tuy không bao giờ (hoặc rất ít khi tham chiến nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định thắng thua của một cuộc thi đấu.
Quân Sĩ có nhiệm vụ bảo vệ trực tiếp quân Tướng không được rời khỏi thành lũy. Quân Tượng có vai trò đánh chặn, khả năng chiến đấu cao nhưng phạm vi hoạt động hạn chế. Quân Xe là quân cơ động nhất trên bàn cờ, có thế Công phá bất cứ mục tiêu nào ở khoảng cách xa hay gần.
Quân Pháo có khả năng công phá từ xa, khả năng sát thương cao nhưng có điểm yếu là không thể tấn công các mục tiêu gần. Quân Tốt là quân tiên phong có nhiệm vụ trinh sát, thường phát huy tác dụng quan trọng khi cờ tàn.
Khác với các quân trên, quân Mã có cách đi đặc biệt: Đi theo hình chữ nhật. Quân Mã đại diện cho lực lượng ky binh, là một trong hai quân linh động nhất trong bàn cờ có nhiệm vụ quấy phá và tấn công quân địch.
Mã là quân thiện chiến trong cờ Tướng. Các đường tung hoành của Mã có thể làm cho việc tiêu diệt quân trở nên nhanh hơn, Công mạnh hơn thủ.
Cuốn sách Nghệ thuật dùng Mã trong cuộc cờ là bộ sưu tập các nước đi của quân Mã, giúp bạn biết khi nào thì nên phi nước kiệu, khi nào thì thong thả, khi nào thì xuất chính. Đây đều là những kế sách dùng quân Mã mà người chơi cờ – những vị “Tướng Soái cần biết để tận dụng tốt con ngựa chiến của mình.
NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI
Giới thiệu về quân Mã
Tại sao có quân Mã trong bàn cờ tướng? Bởi vì nó đại diện cho lực lượng kỵ binh. Từ thời xưa, khi giao không chưa phát triển thì ngực là phương tiện đi lại hữu hiệu nhất ở vùng rừng núi và càng phát huy tác dụng trong chiến tranh với những đội kỵ binh dũng mãnh.
Khác với các quân Sĩ, Xe, Pháo, quân Mã có cách đi đặc biệt: Đi theo hình chữ nhật. Thông thường thì nó phải chạy thẳng, vì chạy vốn là sở trường của nó.
Nhưng luật chơi không cho phép nên Mã buộc phải phi nước kiệu, một kiểu đi thường thấy trong các cuộc diễu binh, trên bàn cờ quân Mã không hoàn toàn ung dung muốn nhảy đi đâu thì nhảy, vì nó có nhiều chướng ngại.
“Xe đời Pháo bảy Mã bao theo câu nói trên thì giá trị của Mã chỉ có ba, còn giá trị của Pháo thì gấp đôi Mã. Tuy nhiên các chuyên gia nghiên cứu sâu và đã đưa ra cách tính toán giá trị của các quân có tính khoa học hơn,
Theo đó: Quân tốt ở vị trí đầu tiên = 1. – Quân Lột khi đã qua sông = 2 – Quân Mã = 4,5 – Quân Pháo = 5 – Quân Xe = 10…
Các thế đứng của quân Mã trên bàn cờ Quân Mã nếu đứng ở trung tâm bàn cờ thì nó kiểm soát đến 8 vị trí nên mọi người thường gán cho nó danh từ mỹ miều: Bát diện uy phong. Nhưng khi ở biên bàn cờ thì nó chỉ còn kiểm soát 3 vị trí và khi ở góc bàn cờ thì nó kiểm soát 2 vị trí.
Trong các nước tấn công của Mã mà quân tương đối phương sợ nhất là:
- Mã chữ Khẩu: Đây là nước kiềm chế Lướng đối phương rất lợi hại, có thể phối hợp với Xe để chiếu bí.
- Mã chữ Điền: Đây cũng là một thế đứng kiềm chế Lướng đối phương rất thường gặp trong các ván cờ.
- Song Mã ẩm tuyến: Hai Mã cùng uống nước suối – chỉ sức tấn công phối hợp của hai quân Mã, cũng là một thế cờ rất lợi hại.
- Liên Mã hậu Pháo: Là đòn phối hợp thường gặp dùng để chỉ Pháo và Mã chiếu bí đối phương.
Các thế trận liên quan đến Mã
Nếu như năm 1632, danh kỳ Chu tấn trinh viết quyển Quất Trung Bí ca ngợi sức mạnh của Pháo trong hế trận Pháo đầu, thì 60 năm sau danh kỳ Vương Lái Việt trong tác phẩm lừng danh Mai Hoa phố đã chứng minh ngược lại là Bình Phong Mã vẫn có thể chống lại sức tấn công của Pháo đầu.
Một số khai cuộc có liên quan đến Mã:
- 1 – Khởi Mã Cuộc
- 2 – Bình Phong Mã
- 3 – Phản Công Mã
- 4 – Đơn Đề Mã
- 5 – Triều Cung Mã
Mục Lục
CÁC KẾ CHIẾN THẮNG
Kế thứ nhất: Giấu trời qua biển
- 1.Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ áp dụng kế “Giấu trời qua biển”
- 3.Lời kết
Kế thứ hai: Vây Ngụy cứu Triệu
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu”
- 3. Lời kết
Kế thứ 3: Mượn dao giết người
- 1.Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ áp dụng kế: “Mượn dao giết người”
- 3.Lời kết
CÁC KẾ ĐỐI KHÁNG
Kế thứ nhất: Trong không sinh có
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ sử dụng kế “Trong không sinh có”
- 3. Lời kết
Kế thứ hai: Ám độ Trần Thương
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ áp dụng kế “ám độ • Trần Thương”
- 3. Lời kết
CÁC KẾ TIẾN CÔNG
Kế thứ nhất: Đánh rắn động cỏ
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ sử dụng kế “Đánh rắn động cỏ”
- 3. Lời kết
Kế thứ hai: Mượn xác hoàn hồn
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ áp dụng kế “Mượn xác hoàn hồn”
- 3. Lời kết
Kế thứ ba: Điệu hổ li sơn
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ dùng kế “Điệu hổ li sơn”.
- 3. Lời kết CÁC KẾ HỖN CHIẾN
Kế thứ nhất: Rút củi đáy nồi
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ dùng kế “Rút củi đáy nồi”
- 3. Lời kết
Kế thứ hai: Nước đục thả câu
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ dùng kế “Nước đục thả câu”
- 3. Lời kết
Kế thứ ba: Ve sầu thoát xác
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ dùng kế “Ve sầu lột xác”
- 3. Lời kết
CÁC KẾ THÔN TÍNH
Kế thứ nhất: Đổi trắng thay đen
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ dùng kế “Đổi trắng thay đen”
- 3. Lời kết
Kế thứ hai: Chỉ mèo đánh chó
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ dùng kế “Chỉ mèo đánh chớ”
- 3. Lời kết
Kế thứ ba: Giả ngây giả ngô
- 1. Giải thích
- 2. Giới thiệu các thế cờ dùng kế “Giả ngây giả ngô”
- 3. Lời kết
NHỮNG KẾ BẠI CHIẾN
Kế thứ nhất: Kế mỹ nhân
- Giải thích
- Giới thiệu các thế cờ dùng “Mỹ nhân kế”
- Lời kết
Kế thứ hai: Vườn không nhà trống
- Giải thích
- Giới thiệu các thế cờ dùng kế “Vườn không nhà trống”
- Lời kết
chưa hết…
Trích dẫn:
- Đây là phần trích dẫn giới thiệu sách để giúp các bạn nghiên cứu và thảo luận. Xin hãy liên hệ email: “cotuongthucdung@gmail.com” hoặc sđt “086 8689 863” (chỉ nhắn tin), để tìm hiểu thêm nếu bạn đã học hết phần trích dẫn này.
- Bản quyền sách thuộc “Nhà Xuất Bản Thời Đại“.
☞ Xem thêm: Video học Khai Cuộc Cờ Tướng trên Youtube