Cờ tướng tàn cuộc vô địch thủ tập 2

Đọc sách Cờ tướng tàn cuộc vô địch thủ tập 2 online

Giới thiệu sách

  1. Tác giả: Lý CanhDương Điển
  2. Dịch: Hoàng MinhLý Kim TườngHồng Phúc
  3. NXB Thể dục thể thao

DẪN NHẬP

Liên công và phối hợp quân lực. Vấn đề liên công và phối hợp quân lực trong cờ tướng xuyên suốt từ khai, trung đến tàn cuộc, đặc biệt là ở giai đoạn trung tàn cuộc thì tác dụng của việc phối hợp tác chiến giữa các quân khác nhau càng trở nên rõ ràng.

Cờ tướng vốn phát nguyên từ chiến tranh (dĩ chiến tranh chi tượng vi kỳ hí), cho nên tìm hiểu về sự phối hợp các binh chủng khác nhau để chiến đấu trong chiến tranh thời cổ đại rất có ích cho việc nghiên cứu chiến thuật cờ tướng cũng như lịch sử của nó.

Ngược dòng lịch sử, từ thời Xuân-Thu chiến đấu chủ yếu là Xa chiến (Xe đánh trận) tức là các loại Xa chiến do ngựa kéo. Như trong “Tả truyện” có ghi quân đội nước Tấn có hơn 700 chiến Xa các loại: dẫn, ương, bán.

Trong các cuộc đại chiến đương thời, chủ lực của 2 bên sử dụng là chiến Xa và bộ binh “giáp sĩ” theo Xe mà đánh, ngay cả Vua cũng cỡi Xe tham gia chiến trận và truy kích quân địch (Tả truyện – Hoàn Công năm 28), cảnh chiến trường lúc bấy giờ là “Xe chạy quân đuổi”, đó chính là chiến thuật liên hợp đồng tác chiến giữa Xe và Sĩ Tốt.

Chiến Xa tung hoành trên bình nguyên rộng lớn rất thuận lợi nhưng khi gặp phải địa thế chật hẹp, quanh co lầy lội, rừng núi… thì Xe khó phát huy tác dụng lúc ấy thì bộ binh có thể dễ dàng vượt qua những chướng ngại ấy. Cho nên đến thời Chiến quốc thì bộ binh dần dần phát triển mạnh hình thành một bộ phận chủ thể phối hợp với chiến Xa.

Sự phát triển của kỵ binh cũng ngày càng lớn mạnh từ đời Triệu-Vũ Linh Vương, kỵ binh bắt đầu phối hợp với bộ binh trong chiến đấu, hình thành các chiến thuật hiệp đồng tác chiến giữa bộ binh, kỵ binh và chiến Xa (tức Xe Mã Tốt), các chiến thuật ấy càng lúc càng trở nên phức tạp, đa dạng.

Chúng ta đến nay vẫn gọi “đội ngũ” tức là theo “Châu lễ” thì “ngu” là biên chế cơ bản của quân đội đời Châu. Sĩ binh xuất chinh thì cứ tổ chức 5 người thành 1 “ngũ”. Trong “Quản Tử Tiểu Khuông” có ghi “Tốt ngũ chỉnh tề ở trong, quân chính chỉnh tề ở ngoài”.

5 người làm 1 “ngũ” là căn cứ vào liên công mà đặt ra, con số 5 vốn là con số mạnh (?) nhưng quan trọng hơn là do nhu cầu chiến thuật phối hợp các loại binh khí, 5 người với 5 loại binh khí phối hợp tác chiến gọi là ‘ngũ binh”.

“Ngũ binh” lại chia làm “Xa binh” và “bộ binh” 5 loại binh khí của Xa binh là mâu, dáo, dài, kích, đòng, câu liêm; 5 loại binh khí của bộ binh là cung tên, mâu, giáo, kích, đồng (theo “Khảo Công Ký” và “Tư mã pháp”. Trừ Pháo ra thì Xe Mã Tốt trong cờ tướng là phù hợp với các binh chủng trong chiến tranh cổ đại, đặc biệt là 5 Tốt phù hợp với tổ chức “đội ngũ” lúc ấy.

Sau khi có sự xuất hiện của Pháo trong chiến tranh thì trong cờ tướng cũng có “Pháo” làm cho sự tiến công trong cơ càng thêm phức tạp, huyền diệu và đa dạng.

Sự phối hợp tác chiến của các quân trong cờ tướng là rất đa dạng, không thể kể hết. Chẳng hạn 5 Tốt liên công thì thành thế “ngũ Tốt Cầm Vương”, Xe Mã liên công thì thành “Xa Mã lãng chiêu” khiến đối phương khó lòng chống đỡ, Xe Pháo liên công hình thành “Hiệp Xa Pháo” “Cổn địa Pháo” là những sát thế có uy lực dũng mãnh. Xe Tốt liên công gọi là “Trường đoản Xa” sức công sát rất mạnh lại không sợ đổi quân hy sinh Mã Tốt, Pháo Tốt, Mã Pháo Tốt liên công thiên biến vạn hóa không sao kể hết.

Nhà quân sự phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ nghiên cứu binh pháp, dựa vào quy luật chiến tranh để từ đó có những sáng tạo độc đáo giành được thắng lợi huy hoàng, kỳ thủ cũng vậy, phải ra sức tìm hiểu nắm bắt các phép vận dụng quân lực để tạo ra những sát chiêu tinh diệu, bất ngờ chế thắng.

Từ xưa đến nay các nhà thơ thường ca ngợi sự cơ trí và linh diệu của con người. Xuất kỳ chế thắng cũng giống như tướng soái lập được kỳ công trong chiến trận, Tào Thực viết “Cơ Xảo hốt nhược Thần”.

Trong đấu cờ, sử dụng chiến thuật độc đáo, chiêu pháp tinh diệu mà thắng cuộc tạo cảm giác ngọt ngào như được uống dòng cam lộ, thoải mái nhẹ nhàng, niềm vui không thể tả, thật là một sự hưởng thụ nghệ thuật vượt ngoài thế tục!

NHÓM BIÊN SOẠN


Mục Lục

Phần 12: Loại Xe Tốt
  • Ván 145: Xe để Tốt đơn khuyết Tượng thắng Sĩ Tượng toàn
  • …..
Phần 13: Loại Xe Mã
  • Ván 160: Xe Mã Sĩ thắng Xe song Sĩ
  • …..
Phần 14: Loại Xe Pháo
  • Ván 170: Xe Pháo Tượng toàn thắng Xe Sĩ Tượng toàn
  • …..

…………………..


chưa hết…


Trích dẫn:
  • Đây là phần trích dẫn giới thiệu sách để giúp các bạn nghiên cứu và thảo luận. Xin hãy liên hệ email:  “cotuongthucdung@gmail.com” hoặc sđt “086 8689 863” (chỉ nhắn tin), để tìm hiểu thêm nếu bạn đã học hết phần trích dẫn này.
  • Bản quyền sách thuộc “Nhà Xuất Bản Thể dục thể thao“.

☞ Xem thêm: Video học Tàn Cuộc Cờ Tướng trên Youtube

Bình luận!