120 thế cờ giang hồ đặc sắc tập 1

Đọc sách 120 thế cờ giang hồ đặc sắc tập 1 online

Giới thiệu sách

  1. Tác giả: Hồng Triết
  2. NXB Thể dục thể thao

LỜI NÓI ĐẦU

Trong “Sự lâm quảng by”, Trần Nguyên Tịnh người thời Nam Tống có ghi lại những phép tắc có hình minh họa về Bài Cục, đây có thể được coi là Bài Cục sớm nhất của cờ Tướng Trung Quốc. Từ đó về sau các đời kỳ thủ sáng tác rất nhiều Bài Cục, tính ra đã đến hơn Vạn Cục, mà hiện tại còn không ngừng tăng thêm.

Đó là những tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tích tụ trí tuệ của biết bao thế hệ các kỳ thủ cổ kim và những người hâm mộ nghệ thuật cờ Tướng – thực sự là di sản quý báu của văn hoá nghệ thuật Trung Quốc.

Trong quá trình phát triển lâu dài, Bài Cục cờ Tướng lại hình thành Bài Cục giang hồ, Bài Cục dân gian, Bài Cục giải trí, Bài Cục theo hình chữ, Bài Cục trắc nghiệm… và nhiều hình thức chủng loại khác. Trong xã hội, có một số người sống bằng nghề bày cờ thế, họ bày cờ Tướng tàn cục – chính là Bài Cục giang hồ.

Đặc điểm lớn nhất của bài Cục này là theo cách đi chính xác nhất, tuyệt đại đa số là hoà Cục. Nhưng trong những bước đi phức tạp dẫn đến hoà Cục, lại ẩn chứa rất nhiều cạm bẫy, lôi kéo những người hiếu thắng quyết một trận được thua. Nhưng, chính khi bạn nhận định sự tất thắng trong nước đi của mình, thì cũng là lúc rơi vào bẫy do người bày cờ đặt ra, khiến cho thế cờ hoà trở thành: anh ta thắng còn bạn lại thua.

Cái tuyệt diệu của Cục cờ giang hồ còn ở chỗ, người bày cờ có thể cho phép bạn tùy ý chọn cầm quân Đen hay quân Đỏ, để tại Cục diện anh ta vừa thắng, thì chính bạn lại bị thua một lần nữa. Dù cho kỳ nghệ của bạn thực sự không phải tầm thường thì tối đa cũng chỉ có thể đi thành cờ hoà. Vì thế về mặt nguyên tắc, những nghệ nhân giang hồ thường là thắng, còn những người đấu cùng với họ tuyệt đại đa số là thua, phải chịu mất tiền.

Tập 1 của cuốn sách này giới thiệu 60 Cục cờ thế giang hồ nổi tiếng có chú thích tường tận các cách phá giải, đưa một số Cục cờ ảo diện thần bí khôn lường mà rất nhiều bạn say mê nghệ thuật cờ Tướng cám thấy lẫn lộn rất khó phân biệt rành mạch từng thế một.

Đây không chỉ là để mọi người không bị mắc lại bẫy của những người bày cờ thế, mà quan trọng hơn là, thông qua việc diễn giải sự biến hoá kỳ diệu của một số Cục cờ nổi tiếng, mọi người sẽ dần dần thấy được mức độ và sự hàm ẩn cực kỳ tinh thâm của nghệ thuật cờ Tướng.

Đầu các Cục cờ ghi “Nước đi” tức là chỉ nước đi chính thức của Cục cờ đó, và các số liệu chú thích là biểu thị những nơi đường rẽ rất dễ khiến mọi người đi nhầm. Sau đó trong phần “phá giải” sẽ diễn giải tường tận tất cả những đường rẽ đó. Những cách đi tương đối phức tạp; biến hoá nhiều, có thể biến hoá thành nhiều loại Cục diện, được phân ra thành A, B, C 0.0… với những cách đi khác nhau.

Tập sách này sử dụng rất nhiều tài liệu liên quan đến nhiều tác giả; song tên tuổi của những người phát minh đầu tiên những đục thế đó thường rất khó thảo cứu, cho nên không thể liệt kê ra được.

Người xưa dùi mài kỳ nghệ như vậy. Họ không những đã sáng tác ra một số lượng lớn các danh phố, mà còn lưu lại nhiều tác phẩm mang tính lý luận rất sâu sắc.

Tập sách này lựa chọn và ghi lại một số luận điểm trong những tác phẩm về cờ Tướng như “Kỳ kinh luận”, “Tàn cục thuyết”, “Quất trung bí – Toàn chỉ”, “Thi tượng ký đồ tự 0.0… và trình bày phân tán ở cuối các Cục. Án Thiên Chương người đời Tống có một quyển sách tên gọi “Kỳ binh”, tuy là tác phẩm về cờ Vây, nhưng xét về lý luận của cờ, cũng tương đồng với cờ Tướng, nên cũng được tuyển chọn vào đây.

HỒNG TRIẾT


MỤC LỤC

Lời nói đầu
Quy ước và ký hiệu 
  • Cục thứ 1: Đơn Mã bàn tướng
  • Cục thứ 2: Nhất Lãm Vô Dư
  • Cục thứ 3: Nhất hạ Hà Đông
  • Cục thứ 4: Nhị Hạ Hà Đông
  • Cục thứ 5: Nhị Tướng giải Vi 
  • Cục thứ 6: Nhị pháo bức cung 
  • Cục thứ 7: Nhị Long hỷ châu 
  • Cục thứ 8: Nhị Trùng giao hưởng
  • Cục thứ 9: Tam quan bảo giá 
  • Cục thứ 10: Tam phương tầm lộ 
  • Cục thứ 11: Tam hiện nguyệt túc 
  • Cục thứ 12: Tam tiên luyện đơn
  • Cục thứ 13: Tứ phương Thanh yến
  • Cục thứ 14: Ngũ binh bức cung
  • Cục thứ 15: Lục quốc hoà tần 
  • Cục thứ 16: Lục tướng hạ Giang Nam 
  • Cục thứ 17: Thất hiện quá quan 
  • Cục thứ 18: Thất từ hoa phóng 
  • Cục thứ 19: Thất tinh vãn hội 
  • Cục thứ 20: Thất tử liên ngâm
  • Cục thứ 21: Thất tịnh dược nham
  • Cục thứ 22: Bát diện mai phục 
  • Cục thứ 23: Cửu thập xuân Quang 
  • Cục thứ 24: Thập tam đạo kim bài 
  • Cục thứ 25: Thập bát lâm đồng 
  • Cục thứ 26: Thập bát học sĩ 
  • Cục thứ 27: Bạch viên hiến đào 
  • Cục thứ 28: Dược Mã dương tiên 
  • Cục thứ 29: Quần long hạ đàm
  • Cục thứ 30: Kim Thiền thoát xác 
  • Cục thứ 31: Kim cương Nệ Tố 
  • Cục thứ 32: Kim kê báo hiển 
  • Cục thứ 33: Xảo hồi tuấn mã
  • Cục thứ 34: Ô Long bài vĩ 
  • Cục thứ 35: Hán nhan song phi 
  • Cục thứ 36: Liễu ám hoa Minh
  • Cục thứ 37: Long hổ đấu 
  • Cục thứ 38: Long hổ đấu 2
  • Cục thứ 39: Nguyên Viễn Lưu trường 
  • Cục thứ 40: Không cốc u linh 
  • Cục thứ 41: Cao Sơn lưu thủy 
  • Cục thứ 42: Thần Vũ tàn tinh 
  • Cục thứ 43: Đầu thạch vấn lộ 
  • Cục thứ 44: Khởi bộ sấm đường 
  • Cục thứ 45: Khẩn thủ hổ lao 
  • Cục thứ 46: Phó thang đạo hoả 
  • Cục thứ 47: Hoài trung thủ ấn
  • Cục thứ 48: Kinh đào hãi lãng 
  • Cục thứ 49: Tả hữu giáp công 
  • Cục thứ 50: Thành hạ kết minh
  • Cục thứ 51: Tham mưu viễn lự
  • Cục thứ 52: Giả đạo phạt Quốc 
  • Cục thứ 53: Ước tung công liên hoành
  • Cục thứ 54: Hoàn Bích quy triệu
  • Cục thứ 55: Trục lộc biên duyên 
  • Cục thứ 56: Xuân Thu ngũ bá
  • Cục thứ 57: Dã thú vị công 
  • Cục thứ 58: Điệu hổ ly sơn
  • Cục thứ 59: Hồi phòng thoái địch 
  • Cục thứ 60: Vãng lai xuyên thoa 

chưa hết…


Trích dẫn:
  • Đây là phần trích dẫn giới thiệu sách để giúp các bạn nghiên cứu và thảo luận. Xin hãy liên hệ email:  “cotuongthucdung@gmail.com” hoặc sđt “086 8689 863” (chỉ nhắn tin), để tìm hiểu thêm nếu bạn đã học hết phần trích dẫn này.
  • Bản quyền sách thuộc “Nhà Xuất Bản Thể dục thể thao“.

☞ Xem thêm: Video giải Cờ Thế trên Youtube

Bình luận!